
Natural Products

High Quality

With all passion and love for Vietnam Agriculture products, S Farm Vietnam Export Import Company Limited was established to bring all valuable clients a best quality competitive price and an awesome service for our own agriculture products. Our strength are able to provide all kinds of fresh sweet potatoes and dragon fruit with large quantities all year round with very competitive price, especially Japanese Yellow Sweet Potato and Purple Sweet Potatoes, Dragon fruit. Besides these typical products, we are also supply other agriculture products such as Cavendish banana, lemon, seedless lemon, ginger, onion, garlic, banana leaf, grass root, cabbage, carrot, cauliflower. We always work toward a win win and sustainable cooperation. We are looking forward to receiving an opportunity to serve all valuable customers all over the world.
SEE MOREWe are exported to many markets :South Asia, Eastern Asia, Mid East, Southeast Asia, North America. Many customer are from US, UK and Euro .
Quotation- Phóng viên: Khác với những tác phẩm điện ảnh làm bằng kinh phí của Nhà nước, do các đơn vị sản xuất phim của Nhà nước thực hiện, thành công của những bộ phim làm bằng vốn xã hội hóa có doanh thu được công bố lên đến hàng chục tỉ đồng như vừa qua có gợi cho bà điều gì?
- Tiến sĩ Ngô Phương Lan: Có nhiều nhận xét khác nhau về điện ảnh Việt. Người phủ định, nói rằng điện ảnh giờ quá xuống cấp, bao giờ mới được như ngày xưa. Có người nói điện ảnh tiến lên rất nhiều nhờ doanh thu, thu hút khán giả. Tôi thì nhìn khách quan ở cả hai mặt. So với ngày xưa, những tác phẩm để lại ấn tượng mạnh cho người xem, được cả xã hội chào đón không có. Tôi rất buồn về điều này. Nhưng nếu nhìn toàn diện hơn, cũng phải thấy rằng ngày xưa hoàn cảnh khác. Bây giờ khán giả có quá nhiều thứ để lựa chọn và điện ảnh chỉ là một kênh. Ở khía cạnh nào đó nó cũng có sự phát triển với nhiều dòng phim đa dạng. Tôi chỉ mong sao có sự phát triển hài hòa ở các dòng phim, từ truyền thống cách mạng, phim lịch sử, phim đề cao giá trị dân tộc đến phim giải trí, phim tác giả, nghệ thuật... Tôi không chú trọng dòng phim này để bài xích dòng phim khác mà muốn có đủ các dòng phim nhưng phải nâng cao chất lượng.
Một thập kỷ trước, điện ảnh gần như bị tẩy chay sau khi bị dòng phim mà dân gian gọi là “mì ăn liền” lấn át. Cuối những năm 1990 đến 2000, điện ảnh không có tác dụng với cuộc sống, nhiều rạp đóng cửa, đến nỗi có câu giễu: “Đông như chùa Bà Đanh, vắng tanh như rạp hát”. Phim “mì ăn liền” làm cho điện ảnh nghiệp dư hóa. Doanh thu cao của các bộ phim gần đây cho thấy sự đáng mừng vì đã thu hút được khán giả. Nhưng nhìn một cách công bằng, vấn đề chuẩn mực của tác phẩm còn nhiều điều để nói. Rất khó khẳng định cứ phim nào đông khách là có giá trị. Rõ ràng, lâu nay việc chạy theo thị hiếu đã dẫn đến những bộ phim giải trí như thế.
- Dù chưa có được những tác phẩm điện ảnh thật sự chất lượng nhưng điện ảnh đang trong thời điểm “mưa thuận gió hòa” và cần một cú hích về cơ chế chính sách của Nhà nước để phát triển, bà có nghĩ như vậy không?
Còn đối với mảng phim tác giả, nghệ thuật, đạo diễn trẻ, tài năng thì có quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Mục tiêu của nó khá rõ ràng, một là chọn và thưởng cho những tác phẩm có giá trị, khẳng định được những tiêu chí mà quỹ đề ra. Có thể khi làm phim, người làm không xin tiền của quỹ nhưng thấy phim hay chúng tôi sẽ thưởng. Hai là, những phim được Nhà nước lựa chọn đều qua phương thức đấu thầu.
- Như vậy, câu hỏi về sự tồn tại của hãng phim Nhà nước chắc chắn sẽ được đặt lên bàn của các nhà quản lý điện ảnh?
- Tất nhiên, tất cả những quy định đều phải theo luật, không thể theo cách phân chia kế hoạch. Các hãng này cũng còn nhiều thế mạnh về đội ngũ nghệ sĩ sáng tác có tay nghề, kinh nghiệm… và nếu không phát huy được thế mạnh của mình để làm phim chất lượng cao thì phải gặp khó thôi. Họ phải thức tỉnh, không thể trông chờ vào Nhà nước mà phải bắt nhịp được xu thế.
- Liệu với những chính sách này, điện ảnh Việt sẽ thay đổi một cách rõ ràng trong 5-10 năm tới?
Thực ra, cơ chế chỉ là một phần. Vấn đề là làm sao phát huy được tài năng. Điều này rất khó.
Không biết có phải là hụt hẫng của thế hệ không nhưng những thế hệ điện ảnh đi trước, điện ảnh thời đổi mới đã làm xong nhiệm vụ của mình. Bây giờ họ có quay trở lại cũng không phải là sung sức như xưa và bao nhiêu tâm lực cũng không còn. Còn với những người trẻ, cơ chế hiện nay đã khiến họ bị hút vào nhiều sự lựa chọn. Làm phim truyền hình có thu nhập ngay, còn theo đuổi một dự án điện ảnh phải kéo dài từ năm này sang năm khác. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải kích động được lòng yêu nghề của các đạo diễn.
- Cục Điện ảnh đã kích động được ai?
- Cục cố gắng, như tạo được trại sáng tác tại LHP quốc tế Hà Nội vừa qua. Nếu chỉ có người Việt với nhau thì rất khó có sự ganh đua, khó khơi gợi được tự ái nghề nghiệp của họ. Phải có những người làm phim tên tuổi, những người làm phim hàng đầu đưa ra những khát khao nghề nghiệp thực sự với người làm điện ảnh thì mới có sự thay đổi. Phải có sự kết nối với những nền điện ảnh trong khu vực.
- Bà nhận xét gì về lớp đạo diễn hiện nay?
- Sự dốc lòng cho nghề nghiệp của họ đang thiếu vì họ phải làm những công việc khác. Thêm nữa, thực sự ngành điện ảnh không phải đơn thuần chỉ có kỹ thuật, những bộ phim hay thường xuất phát từ chính trái tim, từ con người. Nếu chỉ kỹ thuật không thôi, đạo diễn bây giờ quá giỏi nhưng để tìm ra một gương mặt nào đó theo kịp nền điện ảnh của Iran, Hàn Quốc hay chỉ là Thái Lan thôi thì đã quá hiếm.
-Vậy xem ra rất khó có sự thay đổi trong tương lai gần?